Tập đoàn Olam xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên tại Việt Nam tại Khu công nghiệp Nhựt Chánh (Long An) vào năm 2010, với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, công nghệ chế biến của Đan Mạch.
Công ty TNHH Cà phê Ngon (Ấn Độ) đứng thứ hai với khoảng 14.900 tấn, hơn 79 triệu USD. Thứ ba là công ty TNHH Nestle Việt Nam (Mỹ) với hơn 9.200 tấn cà phê rang xay hòa tan xuất khẩu, giá trị gần 75 triệu USD.
Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên – Nhà máy Cà phê Sài Gòn xếp vị trí thứ 4. Lượng cà phê rang xay hòa tan của công ty này là hơn 14.700 tấn, giá trị thu về trong niên vụ vừa qua là gần 74,6 triệu USD.
Ngoài Outspan Việt Nam vượt trội về giá trị, hơn 100 triệu USD thì Cà phê Ngon, Nestle và Trung Nguyên bám đuổi nhau khá sát nút và bỏ xa các đối thủ khác. Cái tên đứng ngay sau Trung Nguyên là Tata Coffee Việt Nam chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu gần 33 tỷ USD.
Thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng của Trung Nguyên là G7. Ra đời năm 2003, mang khát vọng đưa thương hiệu cà phê Việt Nam chinh phục những thị trường lớn mạnh hàng đầu thế giới, cà phê G7 viết tắt của "Group of Industrial Countries" - 7 quốc gia công nghiệp phát triển.
Discovery cho biết "thương hiệu G7 hiện đã được bán ở 100 quốc gia, được xếp hạng là một trong năm thương hiệu cà phê hàng đầu tại Trung Quốc", "cung ứng 2,5 tỷ gói cà phê mỗi năm", góp phần đưa cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Dự báo thị trường cà phê Việt Nam năm 2024 theo Vicofa, lượng cà phê tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng lên. Cụ thể, thị trường cà phê tiêu thụ nội địa dự kiến đạt khoảng 150.000 tấn cà phê rang xay, chế biến.
Tổng lượng cà phê nhân tiêu thụ nội địa có thể tăng lên 350.000 - 400.000 tấn/năm. Năm 2024, sản lượng cà phê hòa tan ước đạt 100.000 tấn, tương đương 230.000 tấn cà phê nhân và dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới do có nhiều dự án đầu tư, mở rộng nhà máy sản xuất. Dự báo xuất khẩu cà phê niên vụ 2023/2024 vẫn có thể đạt 4,5-5 tỷ USD nhờ giá cà phê tiếp tục tăng trong khi sản lượng giảm.