Ảnh: Internet
Đến thế kỷ 20, khi những cây cầu treo khác dần bị phá hủy và lãng quên, nhờ vị trí khá biệt lập nên cầu Q'eswachaka vẫn tồn tại đến ngày nay. Và dù đã có một cây cầu hiện đại hơn được xây dựng gần đó, nhưng người dân bản địa vẫn giữ lại cầu treo kết cỏ này như một phong tục truyền thống, vừa phục vụ việc đi bộ vừa phục vụ du khách tham quan.
Ảnh: Internet
Trước đây, cứ 3 năm, người ta sẽ thay mới cây cầu một lần. Nhưng ngày nay, để phục vụ cho du lịch, người dân nơi đây đã thực hiện nghi thức độc đáo này hàng năm.
Đầu tiên người ta thu thập cỏ ichu sợi dài - một loại cỏ phổ biến ở vùng khô Nam Mỹ để chuẩn bị cho công đoạn làm sợi. Các sợi cỏ ichu được ngâm nước, rồi được những người phụ nữ bện thành những sợi dây cỏ mỏng. Tiếp đó, đàn ông sẽ tiếp tục dùng các sợi dây nhỏ để bện thành các dây thừng lớn bền và chắc.
Công đoạn quan trọng nhất sẽ được thực hiện bởi những người thợ lành nghề: dùng những sợi thừng lớn để bện chặt thành cây cầy bắc ngang qua sông. Khi những người xây cầu gặp nhau ở trung tâm, dệt phần còn lại của sàn cầu, một cây cầu mới sẽ hoàn thành.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Người Andean (người Peru cổ) quan niệm, việc dựng lại cầu cỏ Qeswachaka hàng năm chính là cách để họ tôn vinh tổ tiên cũng như duy trì phong tục truyền thống ấn tượng được để lại qua bao đời. Ngày nay, cây cầu Q'eswachaka đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch ưa mạo hiểm tới Peru.
(Nguồn vtc.vn)