CEO quốc tế hiến kế gì để TP.HCM phát triển kinh tế xanh?

19 ý kiến hiến kế cho quá trình chuyển đổi kinh tế xanh đã được các doanh nhân, tổ chức tài chính quốc tế và trong nước gửi gắm tại tiệc trà 100 CEO Tea Connect do UBND TP.HCM tổ chức chiều 14-9.
15/09/2023

TP.HCM gửi đến thông điệp chính quyền sẽ đi tiên phong sử dụng các sản phẩm xanh trong quá trình chuyển đổi kinh tế xanh - Ảnh: HỮU HẠNH

TP.HCM gửi đến thông điệp chính quyền sẽ đi tiên phong sử dụng các sản phẩm xanh trong quá trình chuyển đổi kinh tế xanh - Ảnh: HỮU HẠNH

Các CEO trong và ngoài nước đã bày tỏ sẵn sàng đồng hành, hợp tác với TP.HCM trên hành trình chuyển đổi xanh. Bởi đúng như các vị khách đã chia sẻ, hành trình này cần sự hợp tác.

Kết luận sau gần 3 giờ gặp gỡ với 19 ý kiến đóng góp của các khách mời, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết lãnh đạo thành phố tiếp thu những góp ý, hiến kế và khẳng định phát triển kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu.

TP.HCM phải đi tiên phong, tiến hành bài bản, khẩn trương, kiên định hơn nữa con đường này.

Ông Ichisaka Hirofumi - giám đốc điều hành cấp cao về quan hệ quốc tế tỉnh Osaka (Nhật Bản)

Ông Ichisaka Hirofumi - giám đốc điều hành cấp cao về quan hệ quốc tế tỉnh Osaka (Nhật Bản)

Ông Ichisaka Hirofumi - giám đốc điều hành cấp cao về quan hệ quốc tế tỉnh Osaka (Nhật Bản): Ngay từ năm 1886, Nhật Bản đã có ý tưởng lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống luật pháp, nỗ lực kiểm soát ô nhiễm. 

Những năm 1950, giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản cũng kéo theo các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. 

Mãi đến năm 1973, chính quyền Osaka bắt đầu triển khai mô hình quản lý doanh nghiệp đầu tiên tại Nhật Bản, trong đó quy định rõ về tiêu chuẩn môi trường chuyển đổi sang kinh tế xanh. Nhờ có quy định này, tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, đồng thời tiên phong vượt qua các vấn đề ô nhiễm môi trường và đạt thành tựu như ngày hôm nay.

Ông Gabor Fluit - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)

Ông Gabor Fluit - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)

Ông Gabor Fluit - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham): Các doanh nghiệp thành viên Eurocham sẵn sàng chuyển giao công nghệ, mô hình, hỗ trợ TP.HCM trở thành trung tâm xuất khẩu của EU, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế xanh. 

Quá trình chuyển đổi phải thực hiện đồng bộ nhưng với một chuỗi cung ứng thì cần phải từng bước. Cần có rất nhiều chính sách để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh như với người tiêu dùng thì ưu đãi giảm thuế cho sản phẩm xanh, hay tiền tài trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất xanh. 

Việt Nam đã tham gia chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), với gói 15,5 tỉ USD, đây là nguồn tài chính xanh hữu ích.

Ông Ricardo Valente - ủy viên Hội đồng thành phố về kinh tế và tài chính thành phố Porto (Bồ Đào Nha)

Ông Ricardo Valente - ủy viên Hội đồng thành phố về kinh tế và tài chính thành phố Porto (Bồ Đào Nha)

Ông Ricardo Valente - ủy viên Hội đồng thành phố về kinh tế và tài chính thành phố Porto (Bồ Đào Nha): Kinh nghiệm từ thành phố Porto cho thấy giáo dục là nền tảng quan trọng. Ngay từ năm học đầu tiên, các học sinh đã được dạy làm sao để thích ứng với xanh hóa, tăng trưởng xanh. 

Xuất phát điểm của Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, người dân sớm gần gũi tự nhiên nên rất thuận tiện để chuyển đổi phát triển xanh ở các tòa nhà, không gian trong xanh trong lòng thành phố. Đồng thời có mô hình thí điểm cho các dự án xanh bằng ưu đãi thuế trong vòng 4-5 năm cho những dự án xanh hóa như vậy.

Ông Erick Contreras - tổng giám đốc BASF Việt Nam

Ông Erick Contreras - tổng giám đốc BASF Việt Nam

Ông Erick Contreras - tổng giám đốc BASF Việt Nam: Mong muốn đề xuất các cấp quản lý có thể tạo ra các khung chính sách cụ thể hơn nữa hỗ trợ cho tăng trưởng xanh, đặc biệt các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực bền vững. 

Vai trò quan trọng của logistics trong việc giảm thiểu CO2 rất quan trọng và tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam đón nhận các giải pháp và đưa ra các dịch vụ ít phát thải. Trong quá trình chuyển đổi xanh, hợp tác với các tổ chức nước ngoài như Tiểu ban tăng trưởng xanh thuộc Eurocham Việt Nam đóng vai trò kết nối, thúc đẩy trong hành trình tới phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn - thông qua chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các quy định nhà nước. 

Để thành công, các chương trình cần hướng tới việc tạo nguồn vốn, thu được các thành công nhanh chóng trong thời gian ngắn thông qua các dự án có tác động sớm, và nhân rộng các giải pháp được minh chứng thành công.

Ông Han Sangdeog - phó tổng giám đốc điều hành Samsung Engineer Co. Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc)

Ông Han Sangdeog - phó tổng giám đốc điều hành Samsung Engineer Co. Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc)

Ông Han Sangdeog - phó tổng giám đốc điều hành Samsung Engineer Co. Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc): Thời gian qua, Việt Nam là một quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội và sẽ cần phải tiếp tục duy trì sự phát triển này trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp dẫn đến một vấn đề không thể tránh khỏi đó là ô nhiễm môi trường. 

Việt Nam cần phải nỗ lực để hiện thực hóa cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Để giải quyết cả ba thách thức này, Samsung Engineering đề xuất một chiến lược mang tên “Tổ hợp môi trường tích hợp" cho các dự án môi trường tại Việt Nam. 

Đây là khu phức hợp môi trường kinh tế tuần hoàn, tích hợp xử lý nước thải, xử lý chất thải và khí sinh học thành một khu phức hợp và sử dụng năng lượng tự sản xuất mà không cần sử dụng đến nguồn năng lượng từ bên ngoài.

(Nguồn: Tuoitre.vn)

 

..
Hỗ trợ trực tuyến
Top