Đắp mặt nạ hàng ngày
Việc đắp mặt nạ thường xuyên trên da có thể dẫn đến tình trạng da bị hydrat hóa quá mức, nới lỏng hàng rào bảo vệ da, làm hao hụt chức năng phòng vệ, thay vào đó có thể dẫn đến mẩn đỏ, khô, bong tróc và nổi mụn. Thông thường, tần suất lý tưởng nhất là 2-3 lần mỗi tuần, tùy theo tình trạng da, chức năng của mặt nạ.
Da nhạy cảm không nên lạm dụng việc đắp mặt nạ.
Đắp mặt nạ càng lâu càng tốt
Thời lượng được khuyến khích đắp mặt nạ là khoảng 15-20 phút. Các chuyên gia cho rằng khi để lớp vải của mặt nạ trên da quá lâu có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược lại, khiến da mất ẩm và tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
Chuộng mặt nạ dạng lột
Một số người cho rằng loại mặt nạ này giúp làm sạch lỗ chân lông, lột bỏ mụn nên thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải sản phẩm được khuyến khích dùng lâu dài. Nguyên tắc hoạt động của sản phẩm này thực chất là dùng lực "lôi" các nhân mụn cứng nằm dưới bề mặt da ra ngoài. Về lâu dài, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện đầu tiên cho thấy tổn thương sau khi lột là da đỏ rát, hơi ngứa. Nếu dùng miếng lột quá thường xuyên, lỗ chân lông sẽ rộng hơn, vùng da đó sẽ yếu đi và mụn xuất hiện nhiều hơn.
Không dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Một số người sau khi đắp mặt nạ cảm thấy da đã ẩm nên bỏ qua các bước dưỡng sau đó. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích. Ngoại trừ mặt nạ ngủ, sau khi đắp mặt nạ giấy hay mặt nạ đất sét đều cần tiếp tục các bước dưỡng da, tối thiểu là kem dưỡng ẩm nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho da.
Duk Sun (Theo ETToday)/ngoisao.net-1/6/2023
Link nguon: https://ngoisao.vnexpress.net/thoi-quen-khi-dap-mat-na-khong-nen-tiep-dien-4612325.html